TÍCH HỢP CỔNG THANH TOÁN CHO WEBSITE BÁN HÀNG 2022

Thanh toán online đã và đang là xu thế tất yếu khi nhu cầu tiêu dùng, đặc biệt là mua sắm qua mạng ngày càng trở nên phổ biến và thực sự bùng nổ trong thời gian qua. Thanh toán là chức năng trực tiếp dẫn đến đơn hàng thành công trên website/ ứng dụng, đồng thời cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến uy tín của doanh nghiệp cung cấp sản phẩm – dịch vụ. Nếu bạn là một doanh nghiệp đang có nhu cầu thiết kế, quản lý hay tối ưu website bán hàng, việc cập nhật kiến thức về các cổng thanh toán trực tuyến và tìm được lựa chọn phù hợp với website của doanh nghiệp mình là cực kỳ cần thiết.

Cổng thanh toán trực tuyến (TTTT) là gì?

Cổng thanh toán là nền tảng hoạt động trên internet, kết nối giữa tài khoản thẻ của người mua và tài khoản website của người bán. Hiểu một cách đơn giản, cổng thanh toán trực tuyến là một trung gian nhận tiền của người mua sau đó chuyển cho người bán.

Quy trình thanh toán qua cổng TTTT diễn ra như sau:

Bước 1: Người mua thực hiện một giao dịch trên website/ứng dụng của người bán.

Bước 2: Website/ứng dụng của người bán gửi dữ liệu giao dịch tới cổng TTTT một cách bảo mật. Cổng thanh toán này sẽ chuyển tiếp dữ liệu tới ngân hàng liên kết để thực hiện việc xác thực thanh toán.

Bước 3: Khi xác thực được hoàn tất, dựa vào độ chính xác của thông tin người mua nhập vào mà thao tác thanh toán sẽ được chấp nhận hoặc từ chối và cổng thanh toán sẽ đưa ra thông báo tới ứng dụng/website để thông báo cho người mua.

Bước 4: Nếu thao tác thành công, ngân hàng liên kết sẽ thực hiện chuyển tiền tới cổng TTTT (cụ thể là tài khoản của người bán)

Quy trình hoạt động của Cổng thanh toán trực tuyến

Các hình thức như tích hợp thanh toán thẻ visa, thẻ ngân hàng hay ví điện tử vào website chính là việc tích hợp cổng thanh toán trực tuyến vào website bán hàng.

Cổng TTTT cho phép mua bán sản phẩm trực tuyến mà không bị ảnh hưởng bởi khoảng cách vật lý, quy trình thanh toán nhanh gọn, bảo mật thông tin và lưu giữ chứng cứ hợp pháp để giải quyết khiếu nại nếu có.

Tại sao phải sử dụng cổng thanh toán trực tuyến?

Nếu bạn là chủ doanh nghiệp muốn xây dựng website bán hàng, bạn nên bổ sung hoặc cập nhật thêm các cổng TTTT cho hệ thống của mình. Về phía người mua, thanh toán trực tuyến giúp tăng sự tiện lợi khi thanh toán phi tiền măt, nhanh chóng, bảo mật, tối ưu trải nghiệm; về phía người bán, điều này giúp hạn chế tỉ lệ hủy đơn hàng, giúp quay vòng vốn nhanh hơn, các quy trình, thủ tục thanh toán cũng được cắt giảm và việc liên kết với các đơn vị TTTT sẽ cho doanh nghiệp nhiều ưu đãi.

Những cổng thanh toán trực tuyến phổ biến tại Việt Nam

Paypal

Paypal là cổng thanh toán quốc tế phổ biến nhất và được sử dụng nhiều nhất, chấp nhận hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ. Trong năm 2019, PayPal có hơn 277 triệu người dùng trên khắp thế giới. Nếu bạn cung cấp mặt hàng với đối tượng người mua từ nước ngoài, Paypal sẽ là lựa chọn hoàn hảo.

Ngân Lượng

Ngân Lượng là một trong những cổng thanh toán tiên phong tại Việt Nam, đi vào hoạt động từ năm 2009. Tương tự Paypal, Ngân Lượng hoạt động theo phương thức thanh toán trung gian. Người mua cần nạp tiền vào tài khoản Ngân Lượng, và tiền sẽ được chuyển vào tài khoản người bán sau khi đơn hàng hoàn tất. Bạn có thể lựa chọn Ngân Lượng vì đây là cổng thanh toán đời đầu nên có rất nhiều khách hàng có sẵn ví này.

MOMO

MOMO là ví điện tử, đồng thời là một cổng TTTT được cấp phép chính thức đầu tiên tại Việt Nam. Chỉ cần sở hữu ví điện tử MOMO trong điện thoại, việc mua hàng, vé xem phim, nạp tiền thoại… sẽ được thực hiện chỉ sau vài thao tác. Lượng khách hàng của MOMO chủ yếu là giới trẻ nên MOMO thường xuyên đưa ra nhiều ưu đãi, khiến trải nghiệm mua sắm trở nên thú vị.

123pay

Được cấp phép hoạt động vào đầu năm 2016, 123Pay là cổng TTTT “mới” nhất trong danh sách. Tuy nhiên, 123Pay được phát triển bởi VNG – một cái tên lớn trong lĩnh vực game – giải trí – dịch vụ internet.  Sử dụng 123Pay cho phép bạn mở rộng tệp khách hàng của mình bằng 50 triệu người đang sử dụng Zalo, Zing (thuộc VNG)… Cập nhật các tính năng và học hỏi từ những sản phẩm đi trước, 123Pay có độ an toàn và bảo mật được đánh giá cao và đã được kiểm định bởi tổ chức Tiêu chuẩn an toàn dữ liệu (PCI DSS).

Payoo

Payoo là cổng TTTT có kết hợp với các nhà cung cấp dịch vụ như Internet, điện, nước, truyền hình cáp, vay tín dụng… và đồng thời còn liên kết với các chuỗi cửa hàng tiện lợi cùng hơn 2500 điểm hỗ trợ thanh toán trên toàn quốc. Vì vậy, cổng thanh toán này sẽ dễ dàng giúp khách hàng mua sắm các đơn hàng nhỏ, thanh toán hóa đơn không cần tiền mặt.

Zalopay

Zalo Pay là ứng dụng tương tự MOMO, hỗ trợ người dùng thực hiện được các thao tác trực tuyến ngay trên smartphone của mình. Zalo Pay cung cấp các tiện ích như chuyển tiền, nhận tiền, thanh toán hóa đơn, internet, nạp tiền điện thoại,… đồng thời cho phép liên kết nhiều ngân hàng khác nhau trên cùng 1 tài khoản, phù hợp cho những người có nhu cầu kinh doanh online.

VNPay

Ra đời năm 2011, hiện nay cổng TTTT VNPay đã có hơn 40 đối tác thuộc ngân hàng và viễn thông. VNPay có tích hợp tính năng mới độc đáo: quét mã QR để thanh toán. Với lượng đối tác lớn, các doanh nghiệp và ngay cả khách hàng khi sử dụng VNPay cũng được hưởng nhiều ưu đãi.

Airpay

Shopee là nền tảng mua sắm online phổ biến nhất hiện tại, và nếu doanh nghiệp bạn có nhu cầu sử dụng cả website và bán hàng trên shopee, thì ví điện tử Airpay chính là lựa chọn thích hợp nhất.

Lưu ý gì khi lựa chọn cổng thanh toán trực tuyến cho website?

  • Khả năng tương thích: Bạn cần hiểu rõ nền tảng công nghệ của website bán hàng là gì và nền tảng đó có tương thích với cổng thanh toán mà bạn muốn tích hợp không.
  • Sự bảo mật: Cần lựa chọn những cổng TTTT đảm bảo bảo mật ở mức cao nhất. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của nhà bán hàng.
  • Kênh và quy trình thanh toán: Đòi hỏi người bán hàng phải cân nhắc việc chọn hình thức thanh toán thế nào và quy trình thanh toán ra sao, có cổng TTTT nào đáp ứng được nhu cầu đó không.
  • Phí dịch vụ: Bạn nên xem xét các loại phí cần thiết để tạo cổng TTTT và mức phí cho mỗi đơn hàng thành công, hoặc các ưu đãi nếu có… và cân nhắc xem liệu chi phí này có phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp không.
  • Khả năng tùy biến: Bạn cần hiểu rõ thao tác thanh toán trên website bán hàng của mình để xác định liệu bạn cần một hình thức thao tác đơn giản hay cần nhiều thay đổi. Một số cổng TTTT chỉ hỗ trợ các thao tác đơn giản và hạn chế tùy chỉnh, trong khi nhiều đơn vị có phép tùy chỉnh theo mong muốn.

Trong thời đại 4.0 với sự phát triển vũ bão của công nghê, đặc biệt trong thời kỳ hạn chế các hoạt động offline, thì mua sắm và thanh toán trực tuyến chính là chìa khóa để bắt kịp Thương mại Điện tử thời đại mới. Nguồn khách hàng tiềm năng cũng như doanh thu phụ thuộc rất lớn vào mức độ chuyên nghiệp của website bán hàng. Nếu bạn vẫn chưa có một website bán hàng, hãy tìm đến đơn vị uy tín để không chỉ có một website thu hút mắt, mà còn đảm bảo các tính năng mới, thanh toán nhanh gọn và bảo mật tối ưu. WPNOW với kinh nghiệm triển khai, thiết kế website bán hàng cho các khách hàng lớn trong và ngoài nước, sẵn sàng là điểm tựa cho doanh nghiệp của bạn bứt phá trên thị trường trực tuyến.

Scroll to Top